Trước năm 2019,ùntắcvìxeđạtóc ngắn phần lớn người lái ôtô ở Paris (Pháp) dễ dàng di chuyển trên những làn đường dành riêng cho mình. Nhưng giờ đây, khi tình trạng ùn tắc trên phần đường dành cho xe đạp gia tăng, phương tiện này còn lấn làn của xe cơ giới. Điều này chứng tỏ cuộc cách mạng khuyến khích người dân đi xe đạp đang định hình lại giao thông của Pháp - đất nước của những người yêu thích ôtô, quê hương của các hãng xe nổi tiếng như Renault, Citroen và Peugeot.
Đây là nỗ lực gần 10 năm của thị trưởng Anne Hidalgo, nhằm biến Paris từ một thành phố không mặn mà với xe đạp, thành một nơi phương tiện này lấn át các xe cơ giới và tranh làn đường.
Hành động quyết liệt của bà Anne Hidalgo là có nguyên do. Thống kê từ chính phủ Pháp cho thấy ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra 48.000 ca tử vong sớm trên toàn quốc. Việc sử dụng xe đạp được cho có lợi với sức khỏe và môi trường hơn là tình trạng ô nhiễm độc hại do xe cơ giới bao trùm lên thủ đô.
Hiện tại, trên một số đại lộ của Paris, lượng xe đạp đã nhiều hơn ôtô vào giờ cao điểm. Tình trạng người đi xe đạp di chuyển hỗn loạn, lấn làn, liên tục bấm chuông và đôi khi mất bình tĩnh, đang trở thành vấn đề đau đầu của giới chức địa phương.
Chuyển sang đi xe đạp nhiều năm khi thấy được lợi ích mà phương tiện này đem lại, nhưng ông Gelernt (70 tuổi) phải thốt lên: "Mọi người đều cư xử ích kỷ. Giao thông đang tệ hơn trước rất nhiều", ông nói.
Ông Thibault Quéré, người phát ngôn của Liên đoàn người sử dụng xe đạp, bày tỏ: "Tôi không thể quên cảnh bố mẹ lái ôtô lúc tan tầm và bị kẹt cứng trong dòng xe ngày còn bé. Nhưng giờ đây ùn tắc giao thông đang dành cho xe đạp và chưa có hướng giải quyết".
Tòa thị chính Paris cho biết, từ 200 km đường dành cho xe đạp trên toàn thành phố vào năm 2001, con số này đã nâng lên hơn 1.000 km. Nhiều tuyến đường lớn đã cấm xe có động cơ. Đơn cử như đường ven sông Seine từng tấp nập xe cộ, nay trở thành điểm lý tưởng cho người dân đi xe đạp, chạy bộ, các gia đình và cặp đôi dạo chơi.
Hay xa hơn về phía Bắc, hai làn dành cho xe đạp trên Đại lộ Sébastopol cũng trở thành tuyến đường đông đúc nhất châu Âu kể từ khi đưa vào hoạt động năm 2019. Con đường này đã đạt kỷ lục 124.000 người di chuyển hàng tuần vào đầu tháng 9, theo số liệu của nhóm ủng hộ xe đạp Paris en Selle. Mật độ xe đạp ở đây thường xuyên vượt qua các tuyến đường tập trung đông xe nhất ở London (Anh) hay Amstredam (Hà Lan).
Còn đi theo hướng Bắc - Nam của Đại lộ Sébastopol, tuyến đường sầm uất Rue de Rivolo qua bảo tàng Louvre, cũng đang chứng kiến con số kỷ lục về người đi xe đạp hàng ngày và hàng tuần trong tháng 9.
Việc di chuyển trên những con phố đông đúc bằng xe đạp thường được người dân Paris ví như trò chơi điện tử Mario khi liên tục phải vượt chướng ngại vật. Tuy nhiên, các nguy hiểm và hậu quả về tai nạn giao thông lại có thực.
Minh Phương(TheoAP)